Ẩm thực Nhật Bản là nền ẩm thực lâu đời, mang theo tinh túy trong văn hóa và lối sống người dân nước Nhật. Họ có một nền văn hóa ẩm thực tinh tế và chú trọng dinh dưỡng. Vì là một quốc gia với vùng biển xung quanh nên hầu hết các món ăn trong nền văn hóa có họ liên quan đến hải sản. Họ chế biến hải sản cầu kỳ và hết sức đặc biệt. Bên cạnh đó họ cũng có những món bánh và món mì nối tiếng toàn thế giới. Văn hóa trên bàn ăn của người Nhật cũng rất được chú trọng.
Mục Lục
Tinh hoa Ẩm thực Nhật qua các món ăn đặc trưng
Món Sushi
Đây là món ăn được xem là món ăn truyền thống ở Nhật. Sushi gồm cơm trộn giấm kết hợp với các nguyên liệu khác (chủ yếu là hải sản). Sushi thường được cắt theo khoanh. Dùng ngay sau khi cắt và ăn kèm với wasabi, nước tương, gừng ngâm chua. Miếng sushi nên ăn cùng lúc để thưởng thức trọn vẹn hương vị.

Món Sashimi
Thành phần để làm sashimi chủ yếu là các loại hải sản tươi sống được lựa chọn theo “tiêu chuẩn sashimi”. Sau khi đánh bắt bằng dụng cụ riêng biệt, người ta xử lý hải sản ngay theo quy trình đặc biệt. Nhằm đảm bảo sự tươi ngon cho từng miếng sashimi và giúp món ăn không bị tanh. Cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá basa, cá nóc, mực, bạch tuộc, tôm biển… là những nguyên liệu phổ biến được người Nhật dùng để làm ra sashimi.
Món Shabu-shabu
Đây là món lẩu có nguyên liệu chính từ thịt bò. Những lát thịt bò chất lượng được thái mỏng đầy tinh tế. Nhúng vào nước dùng đang sôi và ăn khi còn hơi tái sẽ giúp thực khách cảm nhận trọn vẹn hương vị món ăn. Nước lẩu vốn dĩ đã ngọt thanh càng trở nên đậm đà hơn khi nhúng thịt bò vào.
Món Sukiyaki
Sukiyaki có thành phần chính là thịt bò Rib eye cùng với nhiều loại nấm thiên nhiên. Thực khách đợi cho nấm và các nguyên liệu khác trong nồi. Khi bắt đầu chín thì nhúng các lát thịt bò được thái theo kiểu Sukiyaki. Đến khi chín tái thì dùng với nước sốt trứng hoặc sốt tương.
Món Tonkatsu
Tonkatsu ra đời vào cuối thế kỷ 19, được làm từ thịt lợn. Và nhanh chóng trở thành món ăn phổ biến ở quốc đảo này. Nguyên liệu chính làm nên Tonkatsu là thịt thăn lợn dày, bột chiên, bắp cải và súp miso.
Bữa ăn Kaiseki Ryori
Kaiseki Ryori là tên gọi của một bữa ăn truyền thống ở Nhật. Được xem là nghệ thuật tinh tế và phức tạp nhất. Người Nhật thường chế biến và bài trí Kaiseki Ryori vào những buổi tiệc để chiêu đãi khách quý. Thể hiện thịnh tình của chủ nhà. Tùy theo nguyên liệu từng mùa mà người ta có những bàn tiệc Kaiseki Ryori khác nhau.

Rượu sake truyền thống
Nếu Hàn Quốc nổi tiếng với soju, Pháp là xứ sở của các loại rượu vang thì sake là loại rượu truyền thống tại Nhật Bản. Dù là tiệc tùng hay bữa ăn bình thường; người ta vẫn thích nhâm nhi rượu sake với các món ăn. Rượu được chế biến từ gạo. Giúp cơ thể ấm lên, nhất là vào mùa đông.
Các món mì: Udon, ramen, soba từ bộ mì
Udon được làm từ bột mì, muối và nước, sợi có màu trắng đục, ăn dai dai. Mì udon có thể ăn nóng hoặc lạnh cùng nước dùng ngọt thanh, không quá mặn. Mì ramen có sợi nhỏ và vàng tươi, có thể ăn cùng với nhiều loại đồ ăn kèm khác nhau tùy khẩu vị mỗi người. Còn sợi mì soba thì dài và dai, có màu nâu sẫm được làm bằng cách trộn bột kiều mạch và bột mì. Giống như udon, mì soba có thể thưởng thức nóng hoặc lạnh.
Tinh hoa nghệ thuật Nhật Bản – bánh ngọt Wagashi
Wagashi xuất hiện rất sớm ở Nhật, từ thời Yayoi (năm 300 TCN). Đến thời Edo (1603 – 1867) các nghệ nhân làm bánh dần dần phát triển món bánh này trở thành nghệ thuật đỉnh cao. Wagashi trong tiếng Hán có nghĩa là “hòa quả tử”, được hiểu là vẻ đẹp của tự nhiên. Mỗi chiếc bánh Wagashi được ví như một tiểu vũ trụ tổng hòa những yếu tố đẹp đẽ nhất trong đất trời. Bánh sẽ được “nhuộm màu” theo các mùa trong năm. Còn hình dạng bánh thì đa dạng: Hoa anh đào, lá phong, bông tuyết, lá mơ… vừa tạo sự gần gũi vừa thanh tao, nhẹ nhàng.
Hiện nay, Wagashi có rất nhiều loại, được đông đảo người dân các nước biết đến. Tùy vào nhu cầu thưởng thức, bạn không thể bỏ qua những tác phẩm Wagashi điển hình. Như: Mochi, Namagashi (phiên bản đặc biệt của Mochi); Ukishima (gần giống bánh bông lan của phương Tây); Higashi (tương tự bánh in); Manju (làm từ bột củ, hơi giống bánh bao, bên trong là nhân đậu).

Nghệ thuật “chơi với lửa” Teppanyaki
Teppanyaki được ghép từ hai từ Teppan và Yaki. Teppan là tên gọi dành cho những chiếc chảo gang hoặc thép. Còn Yaki là các kỹ thuật nấu nướng trên đó. Teppanyaki lần đầu tiên xuất hiện tại Nhật Bản ở nhà hàng Miniso vào năm 1945. Ngay từ khi được trình diễn; Teppanyaki đã chinh phục ngay thực khách của mình và dần dần trở nên nổi tiếng. Có hai kỹ thuật khiến thực khách mãn nhãn với Teppanyaki. Một là múa dao và tung hứng nguyên liệu qua bàn tay điêu luyện. Hai là “nổi lửa” nhờ vào xúc tác của rượu mạnh.
Văn hóa ẩm thực Nhật Bản
Ẩm thực Nhật Bản không lạm dụng quá nhiều gia vị mà chú trọng làm nổi bật hương vị tươi ngon, tinh khiết tự nhiên của món ăn. Hương vị món ăn Nhật thường thanh tao, nhẹ nhàng và phù hợp với thiên nhiên từng mùa. Do vị trí địa lý bốn bề bao quanh đều là biển, hải sản và rong biển chiếm phần lớn trong khẩu phần ăn của người Nhật. Lương thực chính của người Nhật là gạo; người Nhật cuộn gạo trong những tấm rong biển xanh đen, tạo thành món sushi, được xem là quốc thực của Nhật Bản.
Ngoài ra, các món ăn chế biến từ đậu nành cũng có tầm quan trọng đặc biệt trong ẩm thực Nhật. Về thức uống, người Nhật nổi tiếng với mạt trà, loại bột trà xanh nguyên chất do các thiền sư chế biến; đây là loại trà chính cho nghi lễ trà đạo, nghi lễ này tuân theo 4 nguyên tắc chính “hòa, kính, thanh, tịnh”. Rượu gạo sakamai có nồng độ cao tên là sake, xuất phát từ các nghi lễ của Thần đạo cũng rất phổ biến. Ngoài ra, các món ăn Nhật cũng thể hiện tư duy thẩm mĩ tinh tế và sự khéo léo của người nấu khi được bày biện với chỉ vài miếng ở một góc chén dĩa, để thực khách còn có thể thấy nét đẹp của vật dụng đựng món ăn.