Nước ta có một nền văn hóa vô cùng đặc sắc, từ các phong tục tập quán cho đến các trò chơi. Những trò chơi gắn liền với tuổi thơ mà thế hệ con trẻ ngày nay ít biết đến. Để lưu giữ những nét văn hóa đó, người ta đã cố gắng lưu truyền các trò chơi này đến hiện đại. Tuy nhiên với môi trường và không gian hạn chế nên các em nhỏ hầu như không biết đến những trò chơi này. Tuy nhiên có những dấu hiệu tích cực là những trò chơi này được đưa vào trong chương trình mầm non và các em rất thích. Trò các sấu lên bờ là trò chơi dân gian khá phổ biến và phù hợp ở môi trường mầm non này.
Mục Lục
Nguồn gốc trò chơi Cá sấu lên bờ
Trò chơi Cá sấu lên bờ đã có từ rất lâu và được truyền miệng nhau trong dân gian đến tận ngày nay. Trên thực tế, không ai biết trò chơi được xuất phát từ đâu, do ai nghĩ ra và có lịch sử phát triển như thế nào.
Hiện nay, trò chơi này rất phổ biến vì nó thường được tổ chức trong nhà trường hoặc do các em tự tổ chức chơi trong những giờ ra chơi.
Ý nghĩa của trò chơi cá sấu lên bờ
Trò chơi này có thể giúp trẻ phát triển về thể lực lẫn trí tuệ:
Rèn luyện khả năng quan sát tốt và phản xạ nhanh. Rèn luyện thể lực khi trẻ phải chạy qua chạy lại và phải nhanh chóng trở về bờ để không bị cá sấu bắt được. Trò chơi gắn kết các bé trong nhóm, giúp các bé làm quen nhanh hơn và có thêm bạn mới.
Những điều lưu ý khi chơi trò chơi cá sấu lên bờ
Không gian chơi cần đủ rộng để trẻ được chơi một cách thoải mái “Bờ” được chọn cần cao vừa phải, đủ để các bé trèo lên dễ dàng. Không gian chơi cần được đảm bảo an toàn, các chướng ngại vật không được sắc nhọn, gây nguy hiểm. Trò chơi nên có người lớn tổ chức và kiểm soát để tránh các bé bị ngã hay bất hòa trong quá trình chơi.
Cách chơi trò cá sấu lên bờ
Bước chuẩn bị
Số lượng người chơi: 8 -10 người. Nếu số lượng đông hơn bạn có thể thành nhiều nhóm nhỏ để chơi. Nếu chơi với số lượng quá lớn thì sẽ khó kiểm soát được trò chơi.
Địa điểm chơi: Chọn không gian chơi rộng rãi sạch sẽ như sân trường; sân chơi… nhưng thực tế bạn vẫn có thể chơi trong các lớp học, văn phòng; khi đó độ khó của chơi lại do trướng ngại của các đồ vật trong phòng. Lưu ý khi chơi tại các phòng nhỏ, đó là đảm bảo tính an toàn khi chơi.
Chọn hoặc vẽ “bờ”: Không gian trò chơi được chia làm 2 loại: “ dưới nước “ và “ bờ”. Nếu khu vực chơi có những khu vực cao hơn so với mặt bằng chung như thềm nhà, bậc thang, bồn hoa,… bạn có thể lựa chọn và quy định đây là “ bờ”. Nếu như không có các khu vực như vậy; sử dụng phấn để kẻ các khu vực rộng khoảng 3m để chọn làm bờ.
Chuẩn bị chơi
Chọn cá sấu: Những người tham gia chơi tiến hành oẳn tù tì. Người chơi nào chơi thua sẽ phải làm “cá sấu”.
Đứng vào vị trí: Cá sấu sẽ đứng ở khu vực “ dưới nước” hay “ sông”. Những người chơi còn lại đứng ở khu vực “ trên bờ”.
Bắt đầu chơi cá sấu lên bờ
Cá sấu đi đi lại lại trong khu vực “ dưới nước” tìm bắt người nào ở dưới nước ( chạm vào người) hoặc có một chân thò vào trong phạm vị “dưới nước”.
Những người chơi còn lại tìm cách chọc tức cá sấu như chạy băng qua các khu vực nước hoặc thò chân, thò tay vào vùng nước. Vừa chạy nhảy vừa hát “ Cá sấu, cá sấu lên bờ.”
Người chơi nào không kịp lên bờ mà bị cá sấu bắt sẽ phải thay thế làm “ cá sấu”.
Trò chơi bắt đầu lại khi có một “ cá sấu” mới.
Luật chơi
Người chơi khi qua sông không được đi nửa chừng rồi quay lại; dù vòng vèo thì cuối cùng cũng phải lên một bờ khác.
Cá sấu không được dùng tay kéo người từ trên bờ xuống nước trừ khi người đó đang ở dưới nước hoặc thò chân xuống.
Nếu cá sấu bắt được cùng lúc hai người chơi trở lên; những người chơi đó sẽ oẳn tù tì để chọn ra người làm cá sấu tiếp theo.
Nếu cá sấu mãi vẫn không bắt được người chơi nào; thì đến lúc “ chảy nước mắt cá sấu” hoặc mệt quá thì đổi người.