Hà Giang là vùng đất nổi tiếng với thiên nhiên hùng vĩ, nét đẹp văn hóa và du lịch đặc sắc. Không chỉ vậy, nơi đây còn có nhiều anh em dân tộc nổi bật với nét văn hóa đặc trưng của từng vùng. Đến với Hà Giang, bạn sẽ có cơ hội khám phá đồi hoa tam giác mạch, là địa điểm thu hút du khách trong và ngoài nước. Và những lễ hội đặc sắc mà bạn nên khám phá khi tới tham quan vùng đất này. Chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn những lễ hội đặc sắc ngay dưới đây.
Mục Lục
Lễ hội hoa tam giác mạch, Hà Giang
Lễ hội này là dịp để Hà Giang quảng bá vẻ đẹp di sản, những nét văn hóa và tiềm năng du lịch. Thông thường, lễ hội hoa tam giác mạch diễn ra vào nửa cuối tháng 11 Dương lịch hàng năm. Mỗi năm, địa điểm tổ chức lại có thể thay đổi; có thể là ở sân vận động thị trấn Đồng Văn, Chợ tình Khâu Vai, …
Đến với lễ hội hoa tam giác mạch ở Hà Giang, khách du lịch sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng; mãn nhãn với vẻ đẹp của loài hoa này trên những cánh đồng rộng lớn. Bên cạnh đó, bạn còn được trải nghiệm nhiều nhiều giải đấu; hội thi và nhiều hoạt động thú vị khác: thi làm bánh hoa tam giác mạch, đua thuyền chinh phục hẻm Tu Sản,… Các điểm dừng chân chụp ảnh với hoa được phân bố tại nhiều huyện ở Hà Giang; như Đồng Văn, Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc.
Lễ hội nhảy lửa Hà Giang
Lễ hội nhảy lửa (hay còn gọi là lễ hội cầu lửa) là lễ hội của đồng bào dân tộc Pà Thẻn ở Hà Giang; tổ chức vào ngày 16/10 Âm lịch hàng năm. Lúc này là thời gian mùa màng đã thu hoạch xong; bắt đầu vào thời điểm khắc nghiệt nhất của mùa đông. Theo quan niệm của người Pà Thẻn, lửa là vị thần tối cao nhất, tượng trưng cho sự bình an, may mắn. Mục đích diễn ra của lễ hội nhảy lửa chính là cầu cho một mùa màng bội thu, sức khỏe tràn đầy, xua đuổi hết những điều xui xẻo.
Lễ hội này thường được diễn ra theo từng họ. Lễ vật được sử dụng để dâng lên thần là một con gà trống, một bát gạo, rượu, tiền giấy, hương,… Sau khi cúng để gọi thần linh khoảng 5 -7 tiếng; sau đó từ 8 giờ tối sẽ bắt đầu làm lễ cúng thần linh. Các thanh niên ngồi đối diện thầy mo “nhập đồng” sẽ nhảy qua đống lửa hồng cháy rực 3 – 4 phút; mà không bị bỏng hay đau đớn gì, như những nghệ nhân thực sự.
Lễ hội Cầu Trăng của người Tày
Lễ hội Cầu Trăng là một lễ hội ở Hà Giang mang nét đẹp văn hóa của người dân tộc Tày; được tổ chức ngày 15 tháng 8 Âm lịch (Tết Trung thu). Đối với đồng bào dân tộc Tày ở thôn Bản Loan, xã Yên Định, huyện Bắc Mê; mẹ Trăng là người ban phước xuống hạ giới. Người ta tổ chức lễ hội này để đón mẹ Trăng và các nàng tiên xuống đón Tết trung thu; cầu cho những điều bình an, may mắn, mùa màng bội thu.
Phần lễ thường được tổ chức trước vào ngày 14 và đến ngày rằm sẽ là phần hội. Đến Hà Giang đúng dịp lễ hội này; du khách sẽ được thưởng thức nét ẩm thực truyền thống dân tộc Tày; nghe những làn điệu dân ca, tham gia các trò chơi dân gian vô cùng thú vị.
Lễ hội Gầu Tào của dân tộc Hà Giang
Đây là lễ hội quan trọng, lớn nhất của đồng bào dân tộc H’Mông; được tổ chức từ ngày mùng 1 – 15 tháng Giêng. Mục đích tổ chức của phần lễ là cầu phúc hoặc cầu mệnh.
– Cầu phúc: Đối với những gia chủ không có con, thưa con hoặc sinh con một bề. Gia đình nhờ anh trai, chị dâu (người này phải có cả con trai, con gái) chặt cây mai cao to, ngọn dài và phải có lá để dựng nêu.
– Cầu mệnh: Gia chủ có người trong nhà ốm đau bệnh tật, yếu ớt, con chết,… Gia đình phải cử hai thanh niên trong họ chặt mai dựng nêu.
Có rất nhiều hoạt động, trò chơi diễn ra trong phần hội; như đánh quay, thi bắn cung, nhảy ngựa, múa khèn, đánh yến,…
Lễ hội Cấp Sắc người Dao
Lễ Cấp Sắc (Lễ Lập tịnh) là một nghi lễ truyền thống chỉ dành cho nam giới của người Dao. Lễ hội Hà Giang lâu đời này thường được tổ chức vào cuối năm (tháng 11,12) hoặc tháng Giêng. Đây là mốc thời gian cực kỳ quan trọng; đánh dấu sự trưởng thành của những người được cấp sắc. Họ sẽ bắt đầu được tham gia vào những công việc hệ trọng của làng; hỗ trợ cho các thầy cúng, khi chết mới được đoàn tụ cùng tổ tiên.
Nghi lễ này còn mang tính giáo dục cao, hướng con người tới những mục tiêu sống tốt đẹp; không làm điều ác. Người Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Áo Dài lại có ngày tổ chức và quy định số người; độ tuổi người thụ lễ khác nhau. Gần đến ngày lễ, gia đình người thụ lễ sẽ mang lễ vật đi mời thầy cúng; còn người đó phải kiêng một số điều như hát hò, ngủ chung, cãi nhau,… Trong lễ cấp sắc có 6 thầy cúng thực hiện các nghi lễ, một số lễ vật được chuẩn bị: lợn, thóc gạo, rượu,…
Lễ Hội Lồng Tồng của dân tộc Tày
Đến với Hà Giang, quý khách có cơ hội tham gia Lễ hội Lồng Tồng Của dân tộc Tày. Đây là một trong số những lễ hội truyền thống lâu đời ở Hà Giang. Lễ hội Lồng Tồng được tổ chức vào những ngày đầu tháng Giêng hàng năm; của người dân địa phương để cầu trời cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ. Chính vì vậy, ngay từ sáng sớm bà con đồng bào dân tộc đã đến rất đông tham gia lễ hội. Lễ hội được chia làm 2 phần đó là phần lễ và phần hội.
Phần lễ
Là các nghi thức cúng lễ của thầy cúng có uy tín; được dân làng tin tưởng đọc các bài khấn và cầu thần Nông, thần Núi, thần Suối… Những vị thần bảo hộ cho mùa màng và sức khỏe, sự bình yên của dân làng.
Phần hội
Sau phần lễ là phần hội, mở đầu là những tiết mục văn nghệ đặc sắc; như hát then, hát cọi của các chàng trai, cô gái đến từ các thôn trong xã. Sau đó, nội dung tung còn được diễn ra nhộn nhịp trên mảnh ruộng lớn. Đây là trung tâm của lễ hội.
Ngoài ra, lễ hội còn có nhiều trò chơi khác như: thi cày ruộng, kéo co, đẩy gậy, ném còn được đông đảo bà con tham gia, tiết mục kéo co được đông đảo người dân tham gia, tiết mục đẩy gậy để chọn ra những người khỏe nhất, thi cày ruộng là nét văn hóa không thể thiếu trong lễ hội Lồng Tồng.
Hy vọng với những chia sẻ ở trên, bạn đã nằm lòng cho mình top 6 lễ hội Hà Giang nổi tiếng nhất. Nếu có dịp du lịch Hà Giang, đừng quên ghé đến các bản làng, hòa mình cùng không gian văn hóa nơi núi rừng nơi đây nhé!