Tây Nguyên là vùng đất của các dân tộc anh em, nơi đây có rất nhiều lễ hội văn hóa đa dạng và đặc sắc. Khi đến du lịch tại mảnh đất Tây Nguyên này, bạn sẽ có cơ hội khám phá rất nhiều lễ hội mang đậm nét đặc trưng của văn hóa. Nếu bạn chưa từng đến đây thì hãy nên dành cho mình một chút thời gian khám phá vùng đất đặc biệt này. Với những lễ hội có một không hai, chắc hẳn bạn sẽ không bao giờ quên được những kỷ niệm đẹp về con người và mảnh đất đặc biệt này.
Mục Lục
Nguồn gốc các lễ hội ở Tây Nguyên
Người dân Tây Nguyên từ xưa đã tin rằng “Vạn vật hữu linh”; thế nên trước khi bắt tay vào làm bất kỳ công việc gì có liên quan tới sản xuất hoặc đời sống thường ngày.
Họ đều làm những nghi lễ để cầu xin Yang – ông trời cho phép thì mới có thể tiến hành suôn sẻ. một khi hoàn tất công việc thuận lợi, người dân lại làm lễ tạ ơn. Nếu như làm sau trái hoặc vi trái luật lệ làng, bắt buộc phải làm lễ tạ tội với ngài Yang vì đã khiến ngài nổi giận. Vì vậy, ở Tây Nguyên có vô vàn những lễ hội, lễ nghi hết sức đặc sắc mà hiếm nơi nào sở hữu.
Các lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên
Lễ hội Cồng Chiêng đặc sắc của Tây Nguyên
Thời gian: Hiện nay, vẫn chưa có thời gian diễn ra lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên cụ thể mà mỗi năm tổ chức vào một thời điểm khác nhau.
Địa điểm: 5 tỉnh Tây Nguyên sẽ luân phiên tổ chức đó là Đăk Lăk, Lâm Đồng, Kontum, Đăk Nông và Gia Lai.
Đến với Tây Nguyên lễ hội nổi tiếng và đặc sắc nhất; được rất nhiều du khách quan tâm đó là lễ hội Cồng Chiêng. Các du khách nếu đến với Tây Nguyên mà bỏ qua lễ hội này thì quả là điều đáng tiếc nhất.
Lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên năm 2005 được tổ chức UNESCO chính thức công nhận; là kiệt tác văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đây là lễ hội thể hiện đậm chất nhất nét đẹp và văn hóa của người dân Tây Nguyên; rất chân chất, mộc mạc, thật thà,…
Lễ hội đua voi Đăk Lăk
Thời gian: Lễ hội được diễn ra vào khoảng tháng 3 âm lịch và thường kéo dài khoảng 3 ngày; thời điểm mà người dân nơi đây khởi đầu trước khi vào rừng phát rẫy làm nương
Địa điểm: Tổ chức tại Bản Đôn, xã Krông na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk.
Lễ hội đua voi Tây Nguyên nổi tiếng luôn được các du khách lựa chọn; khi đến với mảnh đất núi rừng ở đây. Hình ảnh chú voi được coi là “linh vật” của vùng miền Tây Nguyên. Chắc chắn, mọi người đã rất quen thuộc với hình ảnh “Chú voi con ở Bản Đôn”; gắn liền với ký ức tuổi thơ. Khi tham gia lễ hội đua voi Bản Đôn, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến những chú voi to, khỏe mạnh; cùng nhau đọ sức trong cuộc thi để giành được chiến thắng.
Lễ hội đặc sắc ăn cơm mới
Thời gian: Lễ hội thường được diễn ra vào khoảng tháng 11 đến tháng 1 (vào khoảng cuối năm nếu tính theo âm lịch)
Địa điểm: Lễ hội được diễn ra ở khắp các bản làng của Tây Nguyên
Lễ hội ăn cơm mới đặc sắc ở Tây Nguyên. Đây là nghi lễ nổi tiếng của người dân Ê Đê; để tổng kết lại những thành quả và vất vả nhất của người đồng bào sau mùa màng bội thu. Người dân Ê Đê cũng cầu cho một năm mới thuận lợi đến với những vụ mùa tiếp theo.
Không chỉ có vậy, du khách còn có cơ hội thưởng thức rất nhiều món ăn; như: gà nướng, cơm lam và thưởng thức rượu cần,… Chắc chắn hương vị ẩm thực của Tây Nguyên; sẽ mang dấu ấn cho các du khách khi đến với mảnh đất núi rừng nơi đây.
Lễ hội đâm Trâu Tây Nguyên
Lễ đâm trâu là nghi lễ độc đáo trong các ngày hội lớn của buôn làng; như: Mừng lúa mới, mừng nhà rông, mừng được mùa… Đấy là ngày hội mang những nét văn hóa truyền thống, thể hiện rõ tinh thần đoàn kết của mọi thành viên trong cộng đồng; tình yêu thiên nhiên, thần linh được gắn với nhau khắn khít, là sự kế tục truyền thống xa xưa của người Tây Nguyên. Lễ hội thường tổ chức ở bãi đất trống trong làng.
Ngày đầu tiên, tiếng cồng chiêng nổi lên để mời gọi và đón tiếp thần linh; cũng giống như những người tham dự và hoàn thiện các bước chuẩn bị cho lễ hội. Trong suốt thời gian này, cồng chiêng liên tục nổi lên để khuấy động không khí.
Lễ hội đâm trâu là sự tổng hợp của nhiều yếu tố; gắn liền với những hoạt động văn hóa truyền thống, mang ý nghĩa tâm linh và nhân sinh sâu sắc. Nếu bậc cao nhất của lễ hội là lúc mũi lao cắm vào tim con trâu thì những âm thanh; những điệu múa, lời ca, sự hiện diện cao vút lên không trung của cột đâm trâu chính là linh hồn của lễ hội.
Ý nghĩa của lễ hội đâm trâu còn được phản ánh qua không khí linh thiêng; đậm chất núi rừng linh ứng, khi vị chủ lễ thông báo tình hình buôn làng của năm; cầu mong sự phù hộ của các vị thần linh, ma quỷ về dự lễ, chứng giám cho tấm lòng của dân làng.
Lễ hội cà phê ở Buôn Ma Thuột
Thời gian: Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột thường được tổ chức vào tuần đầu tiên trong tháng 3; Lễ hội được tổ chức vào thời gian này một phần để du khách và người dân địa phương; nhớ đến ngày Giải phóng Buôn Ma Thuột 10-03-1975.
Địa điểm: Lễ hội gồm một chuỗi các sự kiện được tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk
Một trong những đặc sản nổi tiếng của Tây Nguyên đó là cà phê. Tại đây diễn ra lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột được đánh giá; là lễ hội đặc sắc nhất mang tầm vóc một lễ hội cấp Quốc gia. Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột không chỉ nhằm mục đích thể hiện được sự ấm no; mùa bội thu mà còn mang tính chất để quảng bá hình ảnh Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk; là vùng đất huyền thoại, giàu bản sắc dân tộc.
Tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột du khách còn được tham gia rất nhiều hoạt động đặc sắc khác; như: hội chợ triển lãm, hội thi pha chế cà phê, hành trình du lịch cà phê,…
Lễ tạ ơn cha mẹ ở Kon Tum
Thời gian: Sau ngày lễ mừng cơm mới
Địa điểm: Tại cộng đồng người Bahnar và Jrai ở Kon Tum.
Người dân đồng bào tại Tây Nguyên có lễ hội mang tên Lễ tại ơn cha mẹ. Đây là một lễ hội thể hiện sự hiếu thảo của những người con sau khi đã có gia đình. Đối với những người con gái sau khi đã kết hôn thì họ quay về nhà cha mẹ để làm “Lễ tạ ơn cha mẹ” nhằm tạ ơn công sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Tiếp đó, họ quây quần bên nhau, ăn uống cùng nhau trong khoảng 2 ngày. Lễ hội được diễn ra ở cả nhà ba mẹ bên chồng lẫn bố mẹ bên vợ. Lễ tạ ơn cha mẹ gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Trong đó phần lễ là quan trọng thể hiện sự báo hiệu, tỏ lòng thành kính biết ơn đối với đấng sinh thành.
Lễ cúng bến nước nổi tiếng
Thời gian: Lễ cúng thường được tổ chức vào tháng 3 dương lịch hàng năm, sau mùa thu hoạch.
Địa điểm: Các buôn làng của người đồng bào Ê đê
Lễ cúng bến nước nổi tiếng ở Tây Nguyên. Đây là lễ hội của người đồng bào Ê Đê. Sau khi thu hoạch vụ mùa, trưởng làng tìm đến người chủ bến nước để bàn bạc với nhau về việc tổ chức lễ cúng bến nước. Lễ hội cúng bến nước cầu cho một năm mưa thuận gió hòa mong cho một năm mùa màng bội thu.
Với top các lễ hội ở Tây Nguyên đều rất đặc sắc và độc đáo. Đặt chân du lịch Tây Nguyên khám phá các lễ hội, du khách sẽ có cơ hội để thể hiện văn hóa và tính cách của con người Tây Nguyên. Thông qua các lễ hội giúp cho các du khách có thêm kiến thức và am hiểu thêm về con người nơi đây. Hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp cho mọi người có chuyến đi tuyệt vời nhất.