Lễ Vu Lan hay lễ báo hiếu được tổ chức vào rằm tháng 7 âm lịch hàng năm. Đây là ngày lễ lớn của đạo Phật, bên cạnh đó những người không theo đạo Phật vẫn có lễ cúng tương tại nhà. Ngày lễ này thể hiện sự biết ơn về công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của ông bà cha mẹ. Vì vậy đây cũng là một dịp để con cháu thể hiện lòng hiếu kính với đấng sinh thành. Vào ngày này thì chúng ta nên ở nhà để sum họp với gia đình hoặc đi lễ chùa để cầu an cho cả gia đình.
Mục Lục
Lễ Vu Lan diễn ra vào ngày rằm tháng 7 âm lịch
Lễ Vu Lan hay còn gọi là lễ báo hiếu, là một trong các ngày lễ lớn của đạo Phật nhằm tưởng nhớ, báo ân, báo hiếu công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, tổ tiên. Qua hàng ngàn năm với ý nghĩa đầy nhân văn, giờ đây lễ Vu Lan không chỉ là ngày lễ của Phật Giáo mà trở thành ngày lễ báo hiếu của tất cả người dân Việt Nam.
Lễ Vu Lan diễn ra vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm, trùng với ngày Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông. Vu Lan là ngày để báo ân, báo hiếu cha mẹ, tổ tiên của cả kiếp này và cả những kiếp trước. Năm 2021, lễ Vu Lan rơi vào Chủ Nhật, ngày 22 tháng 8 dương lịch.
Sự tích Đại Đức Mục Kiền Liên
Ngày lễ Vu Lan ra đời theo sự tích Đại Đức Mục Kiền Liên (một trong 2 đại đệ tử của Phật Thích Ca) với lòng đại hiếu đã cứu mẹ của mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ.
Theo kinh Vu Lan, Mục Kiền Liên sau khi tu luyện thành công, ông nhớ mẹ là bà Thanh Đề đã qua đời nên dùng mắt phép để tìm bà khắp thế gian, ông thấy bà bị đày thành Ngạ quỷ (quỷ đói), bị đói khát hành hạ, vì những việc ác trong các kiếp luân hồi của bà. Đau lòng vì mẹ bị đày đọa, ông hóa phép thành thức ăn dâng lên mẹ nhưng tất cả thức ăn đều biến thành lửa đỏ.
Mục Thanh Đề cầu cứu lên Phật Tổ, Phật dạy rằng: “Dù ông thần thông quảng đại đến đâu cũng không đủ sức cứu mẹ ông đâu, chỉ có một cách nhờ hợp lực của chư tăng khắp mười phương mới mong giải cứu được. Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng, hãy sắm sửa lễ cúng vào ngày đó”. Phật cũng dạy thêm rằng: Chúng sanh ai muốn báo hiếu cho cha mẹ cũng theo cách này. Theo lời Phật dạy Mục Thanh Đề đã cứu được mẹ mình và từ đó ngày lễ Vu Lan báo hiếu ra đời.
Ý nghĩa nhân văn của ngày lễ Vu Lan
Ngày lễ Vu Lan là dịp để những người con, người cháu trong gia đình thể hiện lòng hiếu thảo; đền đáp công ơn sinh thành của cha mẹ, ông bà và lòng kính nhớ tổ tiên; phát huy truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.
Ở Việt Nam, vào ngày lễ Vu Lan thường có nghi thức bông hồng cài áo. Đây là nghi thức khởi xướng bởi thiền sư Thích Nhất Hạnh trong cuốn sách “Bông Hồng Cài Áo” viết năm 1962. Những ai may mắn còn cha mẹ sẽ được cài bông hồng đỏ và một bông hồng trắng cho những ai cha mẹ đã đi vào cõi luân hồi. Các tu sĩ mượn thân cha mẹ để phổ độ chúng sinh; họ cài bông hồng màu vàng để thể hiện lý tưởng cao quý này.
Bông hồng được xem là vua các loại hoa, là biểu tượng của tình yêu, sự cao quí, ngát hương. Bông hồng cài trên ngực áo thể hiện những tình cảm tốt đẹp nhất; thiêng liêng nhất của người con dành cho cha mẹ mình.
Lễ Vu Lan còn có tác dụng thức tỉnh lương tâm; nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi con người để họ sống nhân ái, có ích cho đời; đặc biệt là bồi dưỡng lòng hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ, tổ tiên.
Ngoài ra, trong mùa Vu Lan nói chung và trong lễ Vu Lan nói riêng; người ta thường cúng cô hồn – những linh hồn lang thang, không có ai cúng bái.
Lễ cúng Phật
Đối với những gia đình theo đạo Phật, rằm tháng 7 là một ngày lễ lớn. Theo giáo lý nhà Phật; lễ cúng không quan trọng ở mâm cao cỗ đầy mà cốt ở lòng thành của mỗi người.
Lễ cúng Phật cần được đặt ở nơi cao nhất trên bàn thờ. Nếu dùng hoa tươi thì nên chọn hoa sen, hoa huệ, hoa mẫu đơn; hoa ngâu… tránh dùng các loại hoa tạp, hoa dại. Đồ cúng thường là cỗ chay hoặc ngũ quả, nước lọc.
Gia chủ có thể làm mâm cỗ chay gồm: Giò, chả chay, nem chay hoặc nem nấm; canh nấm hoặc rau củ quả, đậu hũ…
Lễ cúng thần linh, gia tiên
Cúng thần linh thường là gà trống để nguyên con và xôi hoặc bánh chưng bóc hết lá nhưng không cắt thành miếng. Ngoài ra phải có thêm rượu, chè, trái cây và bình hoa tươi.
Cúng gia tiên là một mâm cơm; có thể là món mặn hoặc chay tùy vào hoàn cảnh và căn cơ của người đang sống.
Mâm cúng cơ bản cho ngày rằm tháng 7 thường có gà luộc, canh miến mọc; xôi đỗ xanh, thịt bò xào, chả nem, tôm hấp sả… Các gia đình có thể chọn thực phẩm theo mùa, chế biến món ăn phù hợp với khẩu vị gia đình mình.
Ngày lễ Vu Lan nên làm gì?
Dịp để gia đình sum họp
Khi càng trưởng thành, chúng ta càng bận rộn với cuộc sống riêng và công việc nên ít khi có thời gian ở bên cha mẹ. Vì vậy, lễ Vu Lan chính là một dịp tuyệt vời để những thành viên trong gia đình sum họp cùng ăn uống; trò chuyện. Đó chính là món quà ý nghĩa nhất mà cha mẹ bạn mong đợi.
Lễ Vu Lan là cơ hội để bạn nói ra những lời chúc chân thành gửi đến cha mẹ mình; – những lời mà thường ngày chúng ta vẫn ngại chưa dám mở lời. Trở về bên cha mẹ, dành cho họ một cái ôm thật chặt và những câu chúc thành tâm; đó là những điều hạnh phúc nhất đối với cha mẹ bạn đấy!
Đi lễ chùa
Lễ Vu Lan là một lễ lớn trong năm của Phật giáo, bởi vậy vào ngày này các chùa đều tổ chức cúng bái vô cùng hoành tráng. Đi chùa cầu an cho cha mẹ vào ngày lễ Vu Lan; chính là việc bạn nên làm để bày tỏ lòng hiếu thảo của mình.
Hãy cầu chúc cho cha mẹ luôn được khỏe mạnh, bình an và hạnh phúc. Nếu cha mẹ đã rời khỏi trần thế, bạn hãy cầu xin Phật phù hộ cho cha mẹ mình an nghỉ nơi chín suối.
Tặng quà cho đấng sinh thành
Tặng quà cũng là một trong những hành động thiết thực và ý nghĩa để bày tỏ tấm lòng hiếu thảo của bạn đến với cha mẹ mình. Tùy vào hoàn cảnh bạn có thể chọn những món quà phù hợp với cha mẹ. Tuy nhiên, đối với các bậc sinh thành; chỉ cần bạn chân thành thì một bó hoa, bức thư hay một bữa ăn đều vô cùng ý nghĩa.