• Kinh nghiệm du lịch
  • Ẩm thực đường phố
  • Văn hóa đồ uống
  • Ẩm thực cho mẹ bầu
Thứ Bảy, Tháng Tư 1, 2023
Ẩm Thực
Advertisement
  • Trang Chủ
  • Ẩm thực Việt Nam
    • Ẩm thực 3 miền
    • Ẩm thực đường phố
  • Văn hóa đồ uống
  • Dinh dưỡng
    • Ẩm thực dinh dưỡng
    • Ẩm thực cho mẹ bầu
    • Ẩm thực cho trẻ
  • Du lịch Việt Nam
    • Điểm đến du lịch
    • Kinh nghiệm du lịch
  • Ẩm thực Quốc tế
  • Khéo tay hay làm
  • Ẩm thực gia đình
    • Mẹo hay nhà bếp
    • Thực đơn hằng ngày
  • Văn hóa Việt Nam
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Ẩm thực Việt Nam
    • Ẩm thực 3 miền
    • Ẩm thực đường phố
  • Văn hóa đồ uống
  • Dinh dưỡng
    • Ẩm thực dinh dưỡng
    • Ẩm thực cho mẹ bầu
    • Ẩm thực cho trẻ
  • Du lịch Việt Nam
    • Điểm đến du lịch
    • Kinh nghiệm du lịch
  • Ẩm thực Quốc tế
  • Khéo tay hay làm
  • Ẩm thực gia đình
    • Mẹo hay nhà bếp
    • Thực đơn hằng ngày
  • Văn hóa Việt Nam
No Result
View All Result
NÔNG NGHIỆP
No Result
View All Result
Home Văn hóa Việt Nam

Những lưu ý trong lễ cúng giao thừa

by Lê Quang
15 Tháng Mười Một, 2021
in Văn hóa Việt Nam
0
Mâm lễ cúng giao thừa
Mâm lễ cúng giao thừa

Mâm lễ cúng giao thừa

Giao thừa là thời điểm giao thoa giữa năm cũ và năm mới, là thời khắc đánh dấu năm cũ kết thúc và một năm mới bắt đầu. Là lúc bỏ lại sau lưng một năm đầy vất vả để đón nhận một năm mới nhiều hi vọng hơn. Thời khắc này mỗi nhà sẽ cúng giao thừa, đây là phong tục được truyền lại từ xa xưa. Lúc này mọi nhà sẽ tổ chức cúng ngoài trời, sau đó sẽ cúng trong nhà. Việc cúng giao thừa mang ý nghĩa cúng bái những đấng thần linh và ông bà tổ tiên, nhằm xóa bỏ đi những điều chưa tốt của năm cũ và xin những điều tốt cho năm mới.

Mục Lục

  • Nét đẹp văn hóa được truyền từ xa xưa
  • Giao thừa là thời khắc trời đất giao hòa
  • Cách thực hiện lễ giao thừa
  • Lưu ý khi cúng giao thừa

Nét đẹp văn hóa được truyền từ xa xưa

Cúng ngoài trời
Cúng ngoài trời

Mỗi khi Tết đến Xuân về, nhà nhà lại nô nức đón Xuân vui Tết, xum họp gia đình; ông bà, cha mẹ, con cháu cùng quay quần bên nhau. Mỗi vùng, mỗi miền có những phong tục tập quán đón Tết khác nhau; nhưng tục lệ cúng giao thừa là một trong những nét đẹp văn hóa của người Việt.

Thời gian giáp Tết là lúc mọi người, mọi nhà nghỉ các công việc làm lụng để chuẩn bị đón Tết, mua sắm tích trữ thực phẩm và các đồ dùng mới trong nhà. Nhiều gia đình thường sửa sang, trang trí lại nhà cửa, quét, sơn mới cho căn nhà sáng đẹp lên với ý nghĩa đón Tết thêm phần may mắn, hạnh phúc, làm ăn phát đạt hơn. Những nhà làm nghề nông cũng tích trữ vật nuôi hay hoa màu từ trong năm để ăn Tết.

Sau khi cúng đưa ông Táo về trời vào ngày 23 tháng chạp, gia đình nào cũng gấp rút chuẩn bị cho lễ rước ông bà vào chiều ngày 29 hay 30 Tết và lễ cúng giao thừa vào đúng thời điểm giữa năm cũ chuyển sang năm mới.

Giao thừa là thời khắc trời đất giao hòa

Giao thừa là thời khắc mà trời đất giao hoà, âm dương hoà quyện để vạn vật bừng lên sức sống mới. Đối với người Việt Nam phút giao thừa thật thiêng liêng và trang trọng. Lễ được cử hành đúng vào lúc 23 giờ – 24 giờ mở đầu cho năm mới: ngày Mồng một Tết. Theo phong tục, tại thời điểm giao thừa; nhà nhà đều cúng lễ ngoài trời và cúng lễ trong nhà

Lễ giao thừa hay còn gọi là Lễ trừ tịch bao hàm một ý nghĩa trọng đại “tống cựu nghinh tân”; nên lễ được cử hành rất trịnh trọng trong mỗi gia đình người Việt. Người xưa tin rằng: mỗi năm có một vị hành khiển trông coi việc nhân gian; hết năm thì vị thần năm cũ lại bàn giao công việc cho vị thần năm mới; nên phải cúng giao thừa ở ngoài trời để tiễn đưa thần năm cũ và đón rước thần năm mới. Có 12 vị hành khiển và 12 phán quan (phán quan là vị thần giúp việc cho các vị hành khiển). Mỗi vị làm một năm dưới dương gian và cứ sau 12 năm thì lại có sự luân phiên trở lại.

Cách thực hiện lễ giao thừa

Bàn thờ tổ tiên
Bàn thờ tổ tiên

Lễ giao thừa được cúng trước sân nhà, có một chiếc bàn hương được kê ra; thắp nhang tỏa khói nghi ngút. Hai bên có hai ngọn đèn dầu hoặc hai ngọn nến. Theo phong tục của người Việt ta từ xưa, mâm cỗ cúng giao thừa thường có một đĩa xôi gấc đỏ tươi với ý nghĩa cầu may mắn cho cả năm; một con gà trống luộc rất khéo, miệng ngậm bông hồng đỏ với ý nghĩa khoẻ mạnh, tinh khiết. Kèm theo 02 thứ trên thì còn có bánh chưng hay bánh tét, mứt kẹo; trầu cau, hoa quả, rượu, nước (hoặc có khi người Việt cúng chỉ chè và bánh kẹo) ….; và nhất là không quên được rượu, vì “vô tửu bất thành lễ”.

Hương thắp lên được cắm vào một chiếc ly đầy gạo hoặc vào một chiếc lọ nhỏ để giữ chân hương. Một số gia đình lại giản tiện hơn; hương thắp ngay trên mâm lễ, hoặc cắm vào các khe nải chuối.

Ý nghĩa của lễ này còn bao gồm việc đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ; để đón những điều tốt đẹp của năm mới. Sau khi các nghi lễ cúng giao thừa đã hoàn tất, có thể coi như mọi việc đã xong; và mọi người trong gia đình cùng nhau xum vầy đón mừng năm mới.

Lưu ý khi cúng giao thừa

Mâm cúng cần chuẩn bị tươm tất; Từ xưa đến nay làm mâm cúng chủ yếu là thành tâm không cần phải đầy đủ như yêu cầu. Nhưng không phải vì thế mà được phép sơ sài.

Tùy phong tục từng vùng miền và địa phương sẽ có mâm cỗ cúng khác nhau nhưng trên cơ bản bạn cần có hương, đèn, trà rượu, muối gạo, hoa quả, xôi, bánh chưng,…

  • Theo quan niệm người Hoa, đêm giao thừa phải có đầy đủ con cháu để rước ông bà về với gia đình ăn Tết. Nếu nhà không đầy đủ thể hiện một năm hạnh phúc không trọn vẹn.
  • Vào đêm cúng giao thừa, người trong gia đình cần hòa thuận, tránh tình trạng cãi vã, to tiếng.
  • Tránh tạo ra những tiếng động lớn, rơi vỡ.
  • Không soi gương vào đêm giao thừa vì quan niệm người xưa cho rằng như vậy có thể nhìn thấy ma quỷ vào đêm đó khiến cả năm gặp điều không may.
Tags: cúng giao thừacúng ngoài trờicúng trong nhà
Previous Post

Những lưu ý khi xuất hành đầu năm

Next Post

Chơi hoa ngày tết, hoạt động không thể thiếu mỗi dịp xuân về

Next Post
Đào phai

Chơi hoa ngày tết, hoạt động không thể thiếu mỗi dịp xuân về

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

THÔNG TIN NỖI BẬT

  • Áo Cóm thể hiện nét đặc trưng của người dân tộc Thái

    Áo Cóm thể hiện nét đặc trưng của người dân tộc Thái

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cá sấu lên bờ, trò chơi dân gian cho trẻ em

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Văn hóa ẩm thực Ấn Độ mang nhiều dấu ấn tôn giáo

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Vào bếp làm món cá trắm chiên giòn rim tỏi ớt mặn ngọt

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Ý nghĩa tục thờ cúng tổ tiên

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Ghé những quán bán phô mai que tuyệt ngon ở Hà Nội

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nét đẹp trong trang phục của người H’Mông

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bánh tằm cay nổi tiếng của ẩm thực đường phố Cà Mau

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tổng hợp 3 cách chế biến món cháo ghẹ bồi bổ cho bà bầu

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Trời se lạnh ăn gì thì hợp ở Sài Gòn?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Trang Chủ
  • Ẩm thực Việt Nam
  • Văn hóa đồ uống
  • Dinh dưỡng
  • Du lịch Việt Nam
  • Ẩm thực Quốc tế
  • Khéo tay hay làm
  • Ẩm thực gia đình
  • Văn hóa Việt Nam

© Copyright by apmg.com

No Result
View All Result
  • Trang Chủ

© Copyright by apmg.com