Tục thờ cúng tổ tiên thể hiện tinh thần tưởng nhớ người thân của cha ông ta. Đây là một tín ngưỡng vô cùng đẹp bởi đây là nơi con người thể hiện sự biết ơn về công sinh thành và dưỡng dục của thế hệ cha ông. Những người đã hi sinh nhiều thứ để tạo nền móng cho con cháu sau này. Ngày nay hầu như nhà nào cũng có bàn thờ tổ tiên để thờ phụng ông bà cha mẹ. Những dòng họ thường có nhà thờ họ riêng để thờ phụng nhiều đời cha ông về trước. Việc thờ phụng này được truyền từ đời này sang đời đời khác một cách liền mạch.
Mục Lục
Thờ tổ tiên được hiểu như thế nào?
Theo nhà nghiên cứu Trần Đăng Sinh: “Tổ tiên là khái niệm dùng để chỉ những người có cùng huyết thống nhưng đã mất như cụ, kỵ, ông bà, cha mẹ… những người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng, có ảnh hưởng lớn đến đời sống vật chất và tinh thần tới thế hệ con cháu”.
Các nhà nghiên cứu không thống nhất trong việc xác định thờ cúng tổ tiên là tôn giáo hay tín ngưỡng. Thờ cúng tổ tiên thoạt nhìn có thể coi đó là tôn giáo, vì hầu hết các nhà đều có bàn thờ, đều làm những nghi thức thờ cúng trang trọng và thành kính, nghĩa là có những dấu hiệu của tôn giáo.
Nhưng đó chưa phải là tôn giáo nếu hiểu theo nghĩa chặt chẽ của khái niệm này. Thờ cúng tổ tiên không có những giáo lý thống nhất, không có giáo hội với những phép tắc nghiêm ngặt như thường thấy các tôn giáo xưa và nay.
Ở miền Bắc nước ta, nhiều người gọi thờ cúng tổ tiên là đạo thờ tổ tiên. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng, dân chúng quan niệm “đạo” ở đây không có nghĩa là một tôn giáo, như đạo Công giáo, đạo Phật, đạo Hồi… mà phải hiểu nó như là đạo lý làm người, đạo làm con, đạo hiếu nghĩa.
Mối liên hệ tâm linh giữa những người thân
Tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên là quan điểm và hành động về sự tồn tại và mối liên hệ giữa linh hồn ông bà, những người đã khuất với con cháu ở thế giới thực tại. Người Việt Nam nói riêng và dân cư ở một số quốc gia khác có tục thờ cúng tổ tiên cho rằng ông bà tổ tiên sẽ ở thế giới bên kia để dõi theo những hành vi, việc làm dúng và sai của con cháu, từ đó họ sẽ phù hộ hoặc quở trách.
Hầu hết trong mỗi gia đình Việt Nam đều có một bàn thờ ông bà tổ tiên. Bàn thờ to hay nhỏ tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của từng gia đình. Tuy nhiên, mỗi bàn thờ phải có ít nhất là di ảnh người đã mất; lư hương và nhang. Đây được xem là biểu hiện cơ bản nhất của một cá nhân; hoặc một gia đình theo tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên.
Tục thờ cúng tổ tiên bắt đầu từ đâu
Thờ cúng ông bà tổ tiên là một tín ngưỡng rất quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Cho đến nay, có rất nhiều ý kiến; quan điểm xoay quanh vấn để cội nguồn của tín ngưỡng này; có người cho rằng đây là một tín ngưỡng bắt nguồn từ người Hán của Trung Quốc.
Một ý kiến khác cho rằng tín ngưỡng này là vấn đề nội sinh của cộng đồng người Việt thời xưa. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau về cội nguồn; nhưng trên hết chúng ta đều hiểu rằng thờ cúng tổ tiên là một tập tục được gìn giữ và di truyền từ bao đời nay.
Trên thực tế, sự đô hộ và cai trị của phương Bắc đã tác động mạnh mẽ đến đời sống người dân Việt Nam; trong số đó có thể kể đến Khổng giáo và Nho giáo; hai tôn giáo đề cao về lòng hiếu nghĩa; đạo làm người và hình thành quan điểm “uống nước nhớ nguồn”.
Thể hiện sự biết ơn những người đã khuất
Ngoài ra, tín ngưỡng này có thể được nhìn từ góc độ phát triển kinh tế sản xuất; bởi lẽ trong quá trình săn bắt, trồng trọt và hái lượm; người Việt cũng như một số dân cư của các quốc gia Đông Nam Á khác đều rất tin tưởng; và đặt hết tâm tư vào gia đình và cội nguồn của chính mình.
Cụ thể, nền văn minh lúa nước ở Việt Nam trở thành yếu tố để cư dân nơi đây sinh sống theo chế độ phụ hệ và hình thành nên các làng xã sinh sống quây quần và bảo vệ nhau. Vì thế có thể thấy rằng, cuộc sống của người Việt đã có sự gắn kết chặt chẽ; không chỉ với gia đình và còn đối với tổ tiên ông bà, những người đã khuất; thậm chí là những người đã hi sinh để giữ gìn cuộc sống của họ.
Về sau, sự thành kính, tôn sùng và biết ơn đối với ông bà tổ tiên lại được đề cập sâu sắc trong các bài Kinh kệ của Phật giáo, một tôn giáo lớn ở Việt Nam. Vì lẽ đó mà tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên của người Việt Nam lại được nhấn mạnh và quan tâm nhiều hơn nữa.
Nghi thức thờ cúng tổ tiên như thế nào?
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những nghi thức cúng bái ông bà tổ tiên. Người Việt Nam quan niệm rằng khi chết đi; linh hồn của ông bà tổ tiên sẽ đến bên một thế giới khác; nhưng vẫn có lúc họ tồn tại xung quanh chúng ta; chứng kiến những điều diễn ra hằng ngày. Vì thế, trong các bữa cơm; bữa tiệc quan trọng của gia đình đều không thể thiếu nghi thức vái lạy ông bà.
Bởi quan niệm này mà ngày tang ma được xem là nghi thức cúng bái lớn nhất và linh thiêng nhất. Gia chủ tin rằng tang ma là nghi lễ quan trọng thứ 3 trong đời người từ lúc sinh ra đến lúc mất đi (tiệc thôi nôi, cưới hỏi và tang ma), vì thế họ chuẩn bị rất chu đáo và cẩn thận, với mong muốn đưa linh hồn của ông bà về với tổ tiên ở một thế giới khác.
Trong các dịp lễ lớn như Tết Nguyên Đán, Tết Đoan Ngọ, Lễ Vu Lan, Tết Trung thu,…; mỗi gia đình đều dành một ngày hoặc một buổi để bày trí và cúng kiến ông bà. Trong các ngày lễ này; việc cúng kiến được thực hiện nhằm mục đích kêu gọi vong hồn của ông bà về xum vầy; và thưởng thức các mâm cỗ do con cháu chuẩn bị.
Ngày giỗ cũng là ngày rất quan trọng trong việc thờ cúng
Bên cạnh đó, ngày giỗ (ngày tưởng nhớ ngày mất của ông bà) hay còn được gọi là kỵ nhật; cũng được xem là một dịp quan trọng. Vào ngày này, gia chủ không chỉ cúng kiến để mời vong hồn của ông bà về thăm gia đình; mà còn là dịp để các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau; tạo sự gắn bó và đoàn kết trong gia đình và gia tộc.
Như đã giải thích ở phần nguồn gốc; người Việt Nam đã sinh sống với nền văn minh lúa nước từ thuở sơ khai; vì thế tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên đôi khi được mở rộng ra ở quan niệm thờ cúng các vị thần; các anh hùng liệt sĩ, những người có công trong quá trình khai hoang; bảo vệ và phát triển đất nước.
Chẳng hạn, vào ngày Giỗ tổ Hùng Vương, ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh;… người dân cũng thực hiện những nghi thức cúng bái rất trang trọng và thiêng liêng; nhằm nhắc nhở con cháu đời sau; đời đời nhớ ơn đến những công lao mà thế hệ trước đã tạo dựng nên.
Ý nghĩa của việc thờ cúng tổ tiên
Thờ cúng ông bà tổ tiên là một trong những tín ngưỡng mang ý nghĩa to lớn trong đời sống cộng đồng dân cư Việt Nam nói riêng và một số quốc gia Đông Nam Á khác nói chung.
Một mặt, tín ngưỡng này là một trong những điểm tựa tinh thần; và là cơ sở cho con người vượt qua những khó khăn, thử thách trong đời sống. Mặt khác, tập tục thờ cúng ông bà sẽ giúp thế hệ con; cháu biết ơn và giữ gìn truyền thống của gia đình và dòng tộc.
Song song đó, tín ngưỡng thờ cúng và biết ơn ông bà tổ tiên cũng là một trong những tiền đề quan trọng trong việc đốt cháy ngọn lửa tự hào dân tộc cần có trong mỗi người con đất Việt.
Đây cũng là cội nguồn sức mạnh dân tộc
Khi biết yêu quý và trân trọng gia đình, chúng ta sẽ biết yêu thương và trân quý sự bình yên đang diễn ra ở nơi ta sinh ra, từ đó sẽ hun đúc ý chí bảo vệ và xây dựng quê hương đất nước. Thật không ngoa khi nói rằng tín ngưỡng thờ cúng ông bà tổ tiên là cội nguồn sức mạnh dân tộc.
Có thể nói, việc thờ cúng ông bà tổ tiên ngày Tết mang ý nghĩa vĩ đại và tác động to lớn đến các thế hệ mai sau và sự phát triển của quốc gia. Một đất nước luôn sống đúng với đạo lý “uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây” thì chắc chắn sẽ có thể duy trì và tiếp nối công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.
Với những thông tin hữu ích ở bài viết trên, chúng tôi hi vọng bạn có thể hiểu hơn về phong tục thờ cúng ông bà tổ tiên ngày Tết, một trong tín ngưỡng tiêu biểu nhất và có thể được xem là tôn giáo của người Việt Nam.