• Kinh nghiệm du lịch
  • Ẩm thực đường phố
  • Văn hóa đồ uống
  • Ẩm thực cho mẹ bầu
Thứ Bảy, Tháng Tư 1, 2023
Ẩm Thực
Advertisement
  • Trang Chủ
  • Ẩm thực Việt Nam
    • Ẩm thực 3 miền
    • Ẩm thực đường phố
  • Văn hóa đồ uống
  • Dinh dưỡng
    • Ẩm thực dinh dưỡng
    • Ẩm thực cho mẹ bầu
    • Ẩm thực cho trẻ
  • Du lịch Việt Nam
    • Điểm đến du lịch
    • Kinh nghiệm du lịch
  • Ẩm thực Quốc tế
  • Khéo tay hay làm
  • Ẩm thực gia đình
    • Mẹo hay nhà bếp
    • Thực đơn hằng ngày
  • Văn hóa Việt Nam
No Result
View All Result
  • Trang Chủ
  • Ẩm thực Việt Nam
    • Ẩm thực 3 miền
    • Ẩm thực đường phố
  • Văn hóa đồ uống
  • Dinh dưỡng
    • Ẩm thực dinh dưỡng
    • Ẩm thực cho mẹ bầu
    • Ẩm thực cho trẻ
  • Du lịch Việt Nam
    • Điểm đến du lịch
    • Kinh nghiệm du lịch
  • Ẩm thực Quốc tế
  • Khéo tay hay làm
  • Ẩm thực gia đình
    • Mẹo hay nhà bếp
    • Thực đơn hằng ngày
  • Văn hóa Việt Nam
No Result
View All Result
NÔNG NGHIỆP
No Result
View All Result
Home Văn hóa Việt Nam

Ông Công ông Táo, nét đẹp văn hóa tâm linh

by Lê Quang
15 Tháng Mười Một, 2021
in Văn hóa Việt Nam
0
Táo quân về trời

Mỗi năm khi đến 23 tháng chạp, mọi người sẽ làm lễ tiễn đưa ông Táo về trời. Đây là lúc ông Táo về trời để báo cáo tình hình một năm qua ở trần gian, từ đó sẽ nhận được những chỉ dẫn để năm sau sẽ phát triển thịnh vượng hơn. Vào ngày 30 tết ông Táo sẽ trở về lại để ăn tết với gia đình. Sự tích ông công ông táo vẫn còn nhiều bí ẩn chưa giải thích được. Nhưng đó là một nét văn hóa tâm linh rất tốt của người xưa đã để lại. Hiện nay vào mỗi dịp cuối năm sẽ có chương trình táo quân, ở đây cũng giải thích một phần việc của các Táo khi trở về trời để mọi người hiểu rõ hơn.

Mục Lục

  • Nguồn gốc sự tích Táo về trời
    • Bắt đầu từ việc Thị Nhi bị đuổi đi
    • Nguyên dẫn đến cái chết của 3 vị táo quân
  • Vai trò của ông Công ông Táo trong nhà
  • Ông Công và ông Táo là hai người khác nhau?

Nguồn gốc sự tích Táo về trời

Đưa ông Táo về trời

Thần Táo quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng được Việt hóa thành sự tích “Hai ông một bà”.

Bắt đầu từ việc Thị Nhi bị đuổi đi

Sự tích bắt đầu rằng, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, dần dà Trọng Cao hay kiếm chuyện dằn vặt vợ. Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Trọng Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi.

Thị Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Về phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì vợ đã bỏ đi xa rồi. Day dứt và ân hận, người này lên đường tìm kiếm vợ.

Nhiều ngày đi tìm, hết gạo hết tiền, Trọng Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng, Trọng Cao tình cờ tìm xin ăn đúng nhà của Thị Nhi, đúng lúc Phạm Lang đi vắng. Thị Nhi sớm nhận ra người hành khất đúng là người chồng cũ. Nàng mời vào nhà, nấu cơm thiết đãi người xưa.

Nguyên dẫn đến cái chết của 3 vị táo quân

Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Thị Nhi sợ chồng nghi oan, nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn. Chẳng may, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Thị Nhi hốt hoảng, lao mình vào cứu chồng cũ ra. Thấy vợ nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.

Thương tình 3 người sống có nghĩa có tình nên Ngọc Hoàng phong cho làm vua bếp. Theo đó, người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.

Hàng năm, đúng vào ngày 23 tháng Chạp là ngày Táo quân lên chầu trời, báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của các gia đình. Vì vậy vào ngày này, các gia đình thường làm mâm cơm để đưa tiễn Táo Quân chầu trời.

Vai trò của ông Công ông Táo trong nhà

Lễ cúng ông Táo

Theo quan niệm của người Việt, không chỉ cai quản việc trong gia đình, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người. Đến đêm Giao thừa, Táo quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa gia đình.

Ngày ông Công ông Táo đã đi vào tiềm thức người Việt. Vào ngày này, người dân làm mâm cơm để bày tỏ lòng biết ơn với các vị thần. Đồng thời, đây cũng là dịp để người người, nhà nhà trở về sum họp, quây quần sau một năm làm ăn vất vả.

Trong mâm cúng, người Việt thường chuẩn bị thêm cá chép – khoảng 2 hoặc 3 con thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác. Sau khi cúng xong, người dân sẽ đem phóng sinh ở sông, ao; hồ… với ý nghĩa đưa ông Táo về trời. Bên cạnh đó, tục lệ phóng sinh cũng thể hiện sự nhân ái, từ bi của người Việt.

Ông Công và ông Táo là hai người khác nhau?

Từ Sự tích của dân gian có thể thấy, ông Công và ông Táo là khác nhau hoàn toàn. Ông Thổ Công được cho là một trong ba vị Táo quân.

Tuy nhiên, ở nhiều nơi, người ta vẫn coi Thổ công là Thổ công, Táo quân là Táo quân, không lẫn lộn. Dường như vấn đề này trở nên phức tạp hơn bao giờ hết khi những khái niệm và ý kiến càng trở nên rắc rối với các tên gọi Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ xuất hiện trong những bộ phim dân gian về Táo quân của Trung Quốc.

Trong văn học dân gian Việt Nam, người ta cũng không đề cập đến việc Thổ Công (Thổ Địa, Thổ thần) có liên quan đến Táo quân và cũng không tách bạch 3 Táo quân với tên gọi cụ thể như văn hoá Trung Quốc. Trường hợp coi Thổ công là một trong 3 vị Táo quân thì sẽ giải thích ra sao khi người ta cúng Thổ công trước khi khởi công xây dựng công trình ở những chỗ hoàn toàn không có người ở trước đó, mà 3 vị Táo quân thì luôn luôn phải đi cùng với nhau và chỉ liên quan đến việc bếp núc.

Tags: sự tích ông công ông táotáo quânThị Nhi
Previous Post

Đặc trưng văn hóa vùng miền thể hiện qua mâm cỗ Tết Đoan Ngọ

Next Post

Ý nghĩa tục thờ cúng tổ tiên

Next Post
Thờ cúng tổ tiên

Ý nghĩa tục thờ cúng tổ tiên

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

THÔNG TIN NỖI BẬT

  • Áo Cóm thể hiện nét đặc trưng của người dân tộc Thái

    Áo Cóm thể hiện nét đặc trưng của người dân tộc Thái

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Cá sấu lên bờ, trò chơi dân gian cho trẻ em

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Văn hóa ẩm thực Ấn Độ mang nhiều dấu ấn tôn giáo

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Vào bếp làm món cá trắm chiên giòn rim tỏi ớt mặn ngọt

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Ý nghĩa tục thờ cúng tổ tiên

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Ghé những quán bán phô mai que tuyệt ngon ở Hà Nội

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Nét đẹp trong trang phục của người H’Mông

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bánh tằm cay nổi tiếng của ẩm thực đường phố Cà Mau

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tổng hợp 3 cách chế biến món cháo ghẹ bồi bổ cho bà bầu

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Trời se lạnh ăn gì thì hợp ở Sài Gòn?

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Trang Chủ
  • Ẩm thực Việt Nam
  • Văn hóa đồ uống
  • Dinh dưỡng
  • Du lịch Việt Nam
  • Ẩm thực Quốc tế
  • Khéo tay hay làm
  • Ẩm thực gia đình
  • Văn hóa Việt Nam

© Copyright by apmg.com

No Result
View All Result
  • Trang Chủ

© Copyright by apmg.com