Nồi, chảo, ấm bằng nhôm được sử dụng rộng rãi vì trọng lượng nhẹ, truyền nhiệt tốt và giá thành khá mềm. Tuy nhiên, bộ đồ ăn bằng nhôm rất dễ bị ăn mòn và có thể bị nhiễm độc nếu bạn không cẩn thận, xung quanh xoong, chảo nhôm thường có một lớp bảo vệ để giúp nhôm không phản ứng với các chất, có thể tránh được nguy cơ nhiễm độc nhôm. Các sản phẩm bằng nhôm rất dễ bị ăn mòn trong quá trình sử dụng, sinh ra các chất độc hại cho người sử dụng. Vì vậy, để bảo quản đồ nhôm và bảo vệ sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, sau khi sử dụng đồ nhôm tại nhà cần lưu ý một số vấn đề.
Mục Lục
Cách làm sạch nồi nhôm bị đen
Sử dụng giấm
Cách làm sạch nồi nhôm bị đen bằng giấm rất đơn giản. Bạn chỉ cần đổ khoảng 3 muỗng giấm vào trong nửa nồi nước. Cho nồi nhôm chứa nước và giấm lên bếp đun sôi trong 30 phút; các lớp khiến nồi cháy đen sẽ theo hơi nước bay ra ngoài. Bên cạnh đó, những mảng bám đen trên nồi sẽ bong dần ra. Bạn chỉ cần rửa sạch lại nồi với nước rửa chén là được.
Với cách làm trên để đảm bảo an toàn, vệ sinh nồi hiệu quả bạn chọn dòng nước rửa chén chất lượng; với thành phần không chứa nhiều chất độc hại. Một sản phẩm mà bạn có thể tham khảo để tiêu diệt vi khuẩn và dầu mỡ; vết bẩn cứng đầu bám trên chén bát là Sunlight diệt khuẩn.
Loại bỏ cặn đáy bằng soda
Nếu gia đình bạn thường xuyên sử dụng ấm nhôm để đun nước uống thì sau một thời gian; dưới đáy ấm sẽ tích một lớp cặn bẩn. Tuy nhiên, bạn không thể dùng miếng cọ sắc để cố khử sạch lớp cặn ấm nhôm này; mà nên cho vào ấm một chút bột soda; một chút nước rồi đun ở mức lửa nhỏ cho đến khi lớp cạn tan hết là được nhé.
Dùng vỏ táo và axit loãng làm sáng
Thay vì làm sáng đồ nhôm bị xỉn màu bằng các chất tẩy rửa độc hại; có thể làm mất đi lớp màng bảo vệ thì bạn hãy sử dụng một ít vỏ táo cùng với dung dịch axit loãng. Bạn chỉ cần cho vỏ táo và axit loãng vào nồi rồi đun sôi ở mức lửa vừa. Đun cho đến khi chất liệu nhôm sáng trở lại thì tắt bếp; để nguội, xả lại với nước lạnh rồi chùi rửa bằng nước rửa bát thông thường nhé.
Một số lưu ý khi dùng nồi nhôm
Không cọ rửa đồ nhôm bằng miếng cọ quá sắc
Khi sản xuất đồ nhôm, đặc biệt là nồi chảo nhôm; các nhà sản xuất luôn tạo một lớp bọc bảo vệ xung quanh để tránh việc nhôm phản ứng với các chất trong có trong thức ăn và gây ra ngộ độc. Do vậy, khi cọ rửa đồ nhôm, bạn không nên dùng miếng cọ quá sắc; vì như thế sẽ làm mất đi lớp bọc bảo vệ đó.
Không đun nồi nhôm rỗng trên bếp quá lâu
Nếu đun đồ nhôm rỗng (không có nước hay thức ăn bên trong) quá lâu; thì mức nhiệt lớn có thể phá huỷ lớp màng bảo vệ và gây ra các phản ứng ăn mòn có hại. Ngoài ra, sau khi nấu ăn bằng đồ nhôm xong, bạn cũng không nên vứt chúng ngay vào trong nước lạnh mà phải để nguội bớt đi nhé.
Không đựng mắm muối, đồ chua
Các loại mắm, muối, chất chua như nước chanh, giấm ăn… khi tiếp xúc với chất nhôm lâu ngày sẽ ăn mòn và tạo ra các chất độc hại có khả năng gây ngộ độc đấy.
Không đun nước bằng nồi nhôm mới
Với những vật dụng nhôm mới mua về nhà, khi sử dụng lần đầu; bạn không nên đun nước ngay vì sẽ làm đồ nhôm bị đen. Tốt nhất là dùng chúng cho việc xào, nấu thức ăn trước đã nhé.
Hy vọng với những lưu ý trên đây, bạn sẽ biết cách sử dụng và bảo quản đồ nhôm trong nhà thật tốt để bảo vệ cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình mình.