Huế là một vùng đất nổi tiếng với nhiều di tích lịch sử và thắng cảnh đẹp hấp dẫn, không chỉ vậy, con người của mảnh đất thân thương này vừa thân thiện, hiền lành chất phác thu hút thể hiện sự dịu dàng, đằm thắm, đúng với cái tên của nó. Những món ăn nổi tiếng và các lễ hội được tổ chức hằng năm ở Huế cũng là nét văn hóa thu hút du khách thập phương tới đây. Nếu bạn có dịp tới đây, đừng bỏ qua những lễ hội đặc sắc mà chúng tôi giới thiệu dưới đây nhé.
Mục Lục
Lễ điện Hòn Chén, Huế
Đây là lễ hội rất long trọng được tổ chức lớn để rước tất cả các vị thần trong làng về đình. Lễ hội Hòn Chén hay còn gọi là lễ hội Vía Mẹ, giống như một festival về văn hóa dân gian trên dòng sông Hương thơ mộng, tấp nập những chiếc thuyền với cờ, hương án đủ sắc màu, hành hương về điện Hòn Chén, là nơi thờ Thánh Mẫu.
Lễ hội có từ lâu đời, và trải qua những năm tháng thăng trầm cùng lịch sử, cho đến nay lễ hội đã trở thành một nét văn hóa mang đậm đà bản sắc dân tộc của người dân địa phương xứ Huế.
Lễ hội cầu ngư Thái Dương Hạ, Huế
Được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng, tổ chức 3 năm một lần; lễ hội tưởng nhớ vị thành hoàng của làng là Trương Quý Công, thường gọi là Trương Thiếu; gốc miền Bắc là người có công giúp dân làm nghề đánh cá, buôn bán ghe mành.
Hội đua ghe truyền thống Huế
Hội được tổ chức sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 1975; thường là ngày quốc khánh 2/9 dương lịch. Địa điểm đua là bờ sông hương trước trường Quốc Học. Đây là một lễ hội truyền thống của tỉnh Thừa Thiên Huế. Lễ hội mang ý nghĩa cho thanh niên nam nữ; có thể thi tài trên sông nước, rèn luyện và tăng cường sức khỏe.
Hội vật Làng Sình làng Lại Ân
Tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm; lễ hội đấu vật làng Sình tổ chức tại đình làng Lại Ân với ý nghĩa cầu sức khỏe, bình an; mùa màng bội thu, là lễ hội dịp xuân hấp dẫn.
Hội vật đề cao tinh thần đồng đội và thượng võ, không đặt nặng thắng thua; các đô vật không được ra các đòn đánh nguy hiểm đến tính mạng; và tất cả các đô vật lên sới đều được nhận phần thưởng.
Thể thức thi đấu của hội vật Làng Sình theo thời gian cũng có nhiều thay đổi. Nếu như xưa kia, người chiến thắng của giải là người thắng mọi đối thủ thách đấu đến phút cuối thì ngày nay; hội vật chia ra làm các cắp thi đấu.người chiến thắng là người chiến thắng ở trận đấu chung kết.
Hội chợ xuân Gia Lạc, Huế
Khác với các chợ bình thường khác, chợ Xuân Gia Lạc họp vào ngày mùng 1 tết đầu năm. Những người đi chợ không quan trọng việc mua bán lỗ lãi mà chỉ coi đây là một dịp đi du xuân, cầu may. Cũng bởi vì vậy mà nó phiên chợ có tên là Gia Lạc (có nghĩa là vui tươi).
Chợ được thành lập từ thời vua Minh Mạng. Ban đầu chợ chỉ gồm những nhóm người trao đổi hàng hóa, vui chơi; nhưng sau khi hàng mua bán ở đây trở nên phong phú hơn và trở thành một phiên chợ truyền thống mang nhiều thú vị của xứ Huế; với nhiều hoạt động lưu giữ như bài thái, chơi bài chòi, bài ghế, hò giã gạo,…
Nếu có dịp đến với chuyến du lịch Huế mộng mơ; thì bạn đừng bỏ qua khám phá các lễ hội này nhé; để hiểu hơn về nét đẹp đặc trưng về văn hóa truyền thống, lịch sử của xứ Huế nói riêng và đất nước nói chung.
Lễ Thượng Tiêu
Nếu đã trót phải lòng những nét đẹp kiến trúc Cố đô; thì đây sẽ là một lễ hội hoàn hảo cho bạn. Lễ Thượng Tiêu (hay lễ Dựng Nêu) diễn ra tại Thế Miếu và Điện Long An; bắt nguồn từ thời Nguyễn. Lễ mang đậm màu sắc cổ truyền của người dân Việt Nam. Để tiến hành lễ, từng đoàn người trong trang phục lính vàng, đỏ truyền thống; sẽ vác những cây nêu dài 15m diễu hành và thực hiện các nghi thức trang trọng. Khung cảnh vốn trầm buồn cổ kính nơi đây như được khoác lên một chiếc áo mới; trong tiếng nhạc cung đình rộn rã.
Hội vật Thủ Lễ
Nếu có chút đam mê thể thao thì chắc chắn bạn sẽ thích thú; khi chứng kiến lễ hội đô vật ngày xuân nơi này. Hơn 100 đô vật viên lứa tuổi thanh thiếu niên; từ các làng xã trong huyện Quảng Điền sẽ hội tụ về đây tranh tài. Tinh thần thượng võ và duy trì nét đẹp thể thao dân tộc là mục đích của lễ hội. Vậy nên, bạn sẽ cảm thấy vô cùng phấn khích trong tiếng hò reo của các cổ động viên; khi có một đòn thế đẹp mắt được tung ra.
Lễ hội Bài Chòi
Để được sống như một người dân địa phương thực thụ; hẳn là bạn không thể bỏ qua những trò chơi dân gian nơi đó. Có lẽ vì thế mà lễ hội Bài Chòi duy nhất ở Huế; luôn thu hút du khách gần xa dừng lại và tham gia. Người chơi sẽ rất hồi hộp khi tìm ra người chiến thắng qua từng ván bài. Không khí luôn nức tiếng cười bởi những câu hò dí dỏm của các “ông hiệu”, “bà hiệu” vui tính.