Cần Thơ là một trong những tỉnh lớn nhất miền Tây Nam Bộ và là trung tâm kinh tế, du lịch và văn hóa, đây là thành phố du lịch nổi tiếng với nhiều địa điểm hấp dẫn, nhiều đặc sản thơm ngon thu hút du khách trong và ngoài nước. Đến với Cần Thơ, bạn sẽ có cơ hội tham gia các lễ hội đặc sắc tại vùng đất này. Các lễ hội này đã có từ rất lâu đời và gắn bó với mảnh đất và con người nơi đây. Những lễ hội lớn ở đây như: Lễ hội hoa đăng, lễ hội Chùa Ông,…
Mục Lục
Lễ hội cúng đình tại Bình Thủy
Tọa lạc trên đường Lê Hồng Phong, quận Bình Thủy; và cách trung tâm thành phố Cần Thơ 5km là Đình Bình Thủy còn có tên Long Tuyền Cổ Miếu. Nơi đây thường diễn ra các lễ cúng vào các dịp rằm, Tết Nguyên đán và đặc biệt; nổi tiếng hơn hết là đại lễ Kỳ Yên Thương điền và Kỳ Yên Hạ điền.
Kỳ yên Thượng điền được tổ chức vào ngày 15 tháng chạp âm lịch hàng năm. Mục đích của lễ hội này là Tạ ơn và cúng ruộng đồng nghỉ ngơi; sau những vụ mùa gặt hái được đầy ắp lúa, khoai. Còn Lễ Kỳ yên Hạ Điền được tổ chức vào 3 tháng sau khi tổ chức lễ Kỳ Yên Thượng điền; tức vào ngày 15 tháng 4 âm lịch mục đích là cúng đất đai thổ trạch để bắt đầu vào một vụ mùa mới; cầu cho vụ mùa mới được bội thu. Do ngành nghề chủ yếu của người dân Nam Bộ gắp với việc trồng lúa nước; trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước. Nên 2 đại lễ này được tổ chức rất long trọng, thu hút được nhiều bà con và du khách.
Trong lễ hội, sẽ diễn ra nhiều phần khác nhau, điển hình như tưởng nhớ công ơn các vị thần; cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng đầy ắp lúa ngô. Tại đây còn có những hoạt động vui chơi dân gian như kéo co, đấu vật, đua ghe, hát cải lương…
Lễ hội Chùa Ông ở Cần Thơ
Chùa Ông tọa lạc tại số 32 đường Hai Bà Trưng, Phường Tân An, Ninh Kiều, Cần Thơ; đây là một công trình đã được nhà nước công nhận là di tích văn hóa cấp giai cấp quốc gia vào năm 1993; là niềm tự hào của người dân Cần Thơ về nét linh thiêng và nghiêm trang tại đây. Tên gọi khác của chùa Ông là Quản Triệu Hộ Quán; ngôi chùa này được tạo dựng bằng bàn tay của người Hoa gốc Quảng Đông, một tỉnh miền Nam Trung Quốc.
Vào ngày răm, tại chùa Ông đều có lễ cúng thánh thần. Vào ngày Vu Lan 7 tháng 7 Âm lịch; thì nơi đây sẽ tổ chức một buổi tiệc lớn trong 2 đến 3 ngày. Lễ nổi tiếng nhất tại chùa Ông là lễ đấu đèn; được tổ chức 10 năm 1 lần để quyên góp tiền dành cho các hoạt động từ thiện; như xây trường, xây nhà tình nghĩa và xây nghĩa trang…
Lễ hội bánh dân gian vùng đất Nam Bộ
Đến với Cần Thơ là đến với vùng đất của những loại bánh quê, vừa dân dã vừa quá đỗi ân tình; chính vì vậy Lễ Hội bánh dân gian Nam Bộ là một lễ hộ rất lớn; lễ hội cấp quốc gia được tổ chức tại thành phố Cần Thơ. Đến đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng, cảm nhận vẻ đẹp thuần túy quê hương Nam Bộ; trong những miếng bánh quê hương. Tham dự lễ hội Bánh Nam Bộ, bạn như được trở về với những ngày thơ ấu, cái thời mà mong muốn; thèm thuồng một cái bánh bò thốt nốt, một cái bánh da heo ngọt thanh mỗi lúc mẹ đi chợ về. Những chiếc bánh dân gian tại đây sẽ được tạo nên bởi những nghệ nhân làm bánh xuất sắc ở các tỉnh miền Tây.
Tại Lễ hội sẽ có nhiều gian hàng trưng bày các loại bánh, những đặc sản vùng miền; những gian hàng này có trách nhiệm quảng bá nét đẹp trong văn hóa ẩm thực miền Tây; quảng bá du lịch sông nước, đặc biệt là quảng bá những chiếc bánh ngon, ngọt cho các bạn bè quốc tế biết được.
Lễ dâng bánh tại Đình Thần Tân Anh, hội thi bánh, trình diễn cách làm các loại bánh của nghệ nhân; chương trình văn nghệ như đờn ca tài tử cùng các trò chơi dân gian.
Lễ hội hoa đăng tại Cần Thơ
Vào rằm tháng 11, 12 hàng năm, tại Cần Thơ; diễn ra lễ hội hoa đăng với khung cảnh hoành tráng của những mô hình hoa đăng to lớn, đa dạng hình thù; được trưng bày tại ngay cầu đi bộ tại bến Ninh Kiều.
Năm 2020, lễ hội Hoa đăng tại Cần Thơ được tổ chức với chủ đề “Đêm Tây Đô huyền ảo”; mang đến cho du khách một không khí vô cùng lung linh và đẹp mắt; như đang lạc vào chốn bồng lai, tiên cảnh, một bữa tiệc đầy sắc màu tại Cần Thơ. Các mô hình hoa đăng Hoa Sen được thắp sáng bằng những đèn led, chạy dọc chân cầu tình yêu. Tạo nên một góc check – in tuyệt vời cho những bạn trẻ. Tại đây thường có những hoạt động giao lưu nghệ thuật; hội thi hoa đăng cùng các trò chơi dân gian, đờn ca tài tử cũng rất hấp dẫn du khách.
Lễ hội trái cây Tân Lộc
Được tổ chức thường niên từ năm 2016, Ngày hội du lịch vườn trái cây Tân Lộc tại quận Thốt Nốt; thành phố Cần Thơ đã trở thành một sự kiện thu hút rất nhiều khách tham quan, du lịch; đặc biệt là các bạn trẻ đến đây để ngắm nhìn những sản phẩm trái cây độc lạ; thưởng thức các món ẩm thực dân gian và tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí
Các hoạt động chính trong những ngày diễn ra lễ hội đó là tạo hình; trang trí trái cây nghệ thuật, trưng bày các sản phẩm đặc trưng của địa phương, triển lãm nghệ thuật truyền thống; giải lân sư rồng, thi đấu Taekwondo cấp thành phố, các gian hàng phục vụ ẩm thực,…
Ngày hội du lịch vườn trái cây Tân Lộc là dịp để những người nông dân giới thiệu thành quả lao động của mình; giao lưu trao đổi kinh nghiệm sản xuất với nhau đồng thời kết nối các nhà vườn trong phát triển du lịch địa phương.
Một số lễ hội của người Khmer tại Cần Thơ
Ngoài các lễ hội kể trên, ở Cần Thơ còn có một số lễ hội của đồng bào Khmer; điển hình là lễ Cholchonam Thomay hay lễ hội Ok Om Bok. Cholchonam Thomay; được xem như ngày Tết cổ truyền của người Khmer, được tổ chức vào ngày 13,14,15 âm lịch hàng năm. Sau khi xong mọi công việc đồng áng, đây là lúc người Khmer có thời gian rảnh rỗi để nghỉ ngơi, thỏa sức ăn tết.
Lễ hội Ok Om Bok thường diễn ra vào đầu tháng 12 dương lịch ở quận Ô Môn; nhằm tạ ơn Thần Mặt Trăng – vị thần của mùa màng trong tín ngưỡng người dân Khmer Nam Bộ. Lễ hội Ok Om Bok diễn ra với nhiều hoạt động vui chơi; cuộc thi như đua ghe ngo, thả đèn nước, đèn trời. Đây cũng là dịp để địa phương và các đơn vị lữ hành giao lưu, học hỏi và quảng bá, xúc tiến du lịch Cần Thơ.