Khi mua sắm đồ dùng nhà bếp, chúng ta luôn mong muốn mua được những thứ tốt nhất để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình. Nhưng vấn đề sức khỏe và an toàn không chỉ phụ thuộc vào chất lượng sản phẩm, mà còn phụ thuộc vào việc xác định và thay thế kịp thời những vật dụng không còn sử dụng. Sau đây là đồ dùng nhà bếp, không muốn mắc bệnh thì nên thay định kỳ ngay, hầu hết mọi người thường quyết định thời gian sử dụng của đồ dùng nhà bếp dựa trên thành phần. Thìa và đũa thường được sử dụng, và bạn nên thay chúng sau mỗi 6 tháng hoặc một năm.
Mục Lục
Thìa gỗ hoặc muôi đảo thức ăn
Gỗ dễ dàng hấp thu độ ẩm vì thế thúc đẩy quá trình sinh sôi của các vi khuẩn nhanh hơn. Để đảm bảo an toàn, bạn nên thay đũa gỗ khi chúng bị nứt, mốc hoặc phai màu.
Các chuyên gia khuyên với những muôi chuyên dùng để đảo, lật đồ chiên rán; bạn nên thay khoảng 2 năm một lần hoặc bỏ ngay khi bị trầy xước, nứt gãy hoặc phai ra nhiều màu.
Dao gọt hoa quả
Mỗi chiếc dao chỉ nên sử dụng trong vòng 2 năm. Bạn cũng nên mua một con dao mới khi chúng bị gỉ, quá cùn; không thể mài được nữa. Một tuần bạn nên mang dao ra để mài, rửa sạch sẽ một lần.
Xoong chảo chống dính, thớt nhựa
Bạn nên thay xoong chảo chống dính khoảng 2-3 năm/lần, bởi khi đó hầu như bề mặt chống dính đã trầy xước nhiều. Khi bề mặt xong chảo bị đồ ăn bám chặt vào, khó để cọ rửa bạn cũng nên thay ngay.
Thớt nhựa, thớt gỗ
Thời hạn tối đa để dùng một chiếc thớt nhựa là 3 năm. Nhưng khi thớt có dấu hiệu bị thủng, trầy nhựa nhiều bạn nên thay ngay. Bạn cũng nên có các loạt thớt khác nhau cho các loại thực phẩm khác nhau; như thực phẩm chín, động vật sống…
Tin tốt là bạn có thể giữ chúng trong thời gian dài nếu biết cách gìn giữ. Nhưng bạn cũng có thể thay thế thớt mới khi chiếc cũ bị nứt để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và lưu lại.
Máy xay sinh tố
Hãy thay một chiếc máy xay sinh tố mới khi những lưỡi cắt bên trong bị hoen gỉ; hoặc không thể xay các thực phẩm nhuyễn.
Miếng rửa bát
Ngoài nhà vệ sinh, nhà bếp cũng là nơi ẩm ướt chứa nhiều vi khuẩn; chẳng hạn trực khuẩn, khuẩn Moraxella catarrhalis, nấm mốc, nấm men. Đặc biệt vật dụng chứa nhiều vi khuẩn trong nhà bếp chính là miếng rửa chén.
Miếng rửa chén là nơi cư ngụ của nhiều vi khuẩn. Chỉ sau 2 ngày khử trùng; vi khuẩn trên miếng rửa chén vẫn có thể sinh sôi nhanh chóng.
Lời khuyên: Sau 1 tháng nên thay miếng rửa chén 1 lần.
Thay mới nồi chảo nhôm
Nồi chảo nhôm được nhiều bà nội trợ lựa chọn sử dụng; vì những ưu điểm vượt trội như dễ bắt nhiệt, nhẹ, giá thành tương đối rẻ. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng nồi nhôm, khi thấy nồi đã cũ và có vết xước, chúng ta cần thay mới nồi ngay. Vì nấu ăn bằng những nồi nhôm đã cũ, các phân tử độc hại của nồi sẽ thôi nhiễm vào thức ăn dẫn tới các bệnh nguy hiểm như Alzheimer, tự kỷ…
Đối với những nồi nhôm không được xử lý qua quá trình oxy hóa, các chất độc hại của nồi càng dễ dàng nhiễm vào thức ăn. Vì vậy, bạn phải chú ý thay nồi nhôm khi thấy nồi đã cũ. Tốt nhất, bạn nên sử dụng nồi nhôm Anod, nồi thủy tinh sẽ an toàn cho sức khỏe hơn.