Nước cốt dừa là một sản phẩm được yêu thích và có thể sử dụng được trong nhiều món ăn làm tăng thêm hương vị thơm ngon, đậm đà và béo ngậy. Ngoài ra thì trong nước cốt dừa còn có rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như các vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người. Chính vì vậy mà đây còn là loại nguyên liệu không thể thiếu trong nhiều gia đình, đặc biệt là các gia đình ở miền Tây. Dưới đây là phương pháp làm nước cốt dừa cực kỳ nhanh chóng và đơn giản mà chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn.
Mục Lục
Tầm quan trọng của nước cốt dừa
Nếu không có nước cốt dừa thì có lẽ sẽ không tồn tại những món ngon giải nhiệt mùa hè như kem chuối. Rồi các món chè sẽ ra sao nếu như thiếu nước cốt dừa… Có lẽ người yêu ẩm thực sẽ đau lòng lắm nếu như trên đời này không có nước cốt dừa.
Nói rằng làm nước cốt dừa dễ cũng đúng, nhưng nếu nói làm khó cũng chẳng hề sai. Dễ, bởi hiện nay trên thị trường có bán sẵn loại dừa đã được nạo sấy theo kiểu công nghiệp, chỉ cần mua về chế biến theo công thức được ghi sẵn là đã có tô nước cốt dừa để thưởng thức cùng các loại thức ăn khác nhau. Còn nói khó là vì để có được món nước cốt dừa đậm đà còn tùy thuộc vào bí quyết được lưu truyền trong dân gian và kinh nghiệm của người đầu bếp.
Những lưu ý khi làm nước cốt dừa
Muốn làm nước cốt dừa ăn một lần “nhớ mãi” thì phải biết chọn dừa. Quả dừa đạt tiêu chuẩn phải già, cầm nặng tay; và khi lắc lắc thì nghe tiếng nước róc rách bên trong. Có thể dùng dừa non để làm, tuy nhiên nước cốt chắc chắn không béo và ngọt như dừa già. Dừa khi được mua về phải lột sạch vỏ bên ngoài và dùng dao bổ đôi. Khi bổ đôi dừa nhớ giữ lại phần nước dừa; vì đây chính là một trong những yếu tố làm nên sự thành bại của nước cốt dừa. Thịt dừa được nạo thủ công sẽ không tránh khỏi việc lẫn phần vỏ nâu bên ngoài; nhưng điều này không làm ảnh hướng gì đến chất lượng của nước cốt dừa.
Trong thời gian nạo dừa, chúng ta tranh thủ đun nước để lấy nước cốt từ cơm dừa. Thông thường thì mọi người vẫn dùng nước lọc nhưng theo kinh nghiệm sử dụng nước dừa sẽ khiến cho nước cốt dừa có thêm hương thơm và béo ngậy. Nước dừa được đun vừa nóng tới thì rưới ngay vào phần cơm dừa vừa được nạo xong. Để có nước cốt dừa béo ngậy chỉ nên rưới nước vừa đủ để làm ẩm phần cơm dừa. Sau đó, chúng ta có thể dùng tay hoặc dùng một miếng vải mỏng để vắt phần cơm dừa để lấy nước. Nhớ lọc lại bằng rây tránh cho nước cốt bị lẫn phần thịt dừa. Tùy theo vệc sử dụng nước cốt dừa cho món ăn nào; mà người ta sẽ lấy nước cốt từ cơm dừa lần đầu hay lần thứ hai.
Mẹo để nước cốt dừa thơm ngon
Để chế biến nước cốt dừa dùng chung với các loại chè như chè chuối, chè đậu xanh đánh, kem chuối…, ta đun nước cốt với lửa liu riu cùng một chút đường. Muốn nước cốt có hương thơm độc đáo, bạn có thể cho vào một ít lá dứa. Quan trọng nhất là nêm thêm một chút muối để “dằn” cho nước cốt có vị ngọt béo thanh thoát. Sau cùng ta lấy một chút bột năng hoặc bột sắn hòa lẫn với nước trước khi cho vào nồi nước cốt dừa và khuấy đều đến khi nào nước cốt dừa sền sệt thì tắt bếp, để nguội.
Nước cốt dừa được làm theo kiểu thủ công này chỉ có thể cất giữ trong tủ lạnh từ một đến hai ngày. Nếu cất giữ quá lâu, nước cốt sẽ có mùi khó chịu, vị cũng không còn ngon nữa.
Bảo quản nước cốt dừa: để nước cốt nguội rồi cho vào hũ hoặc lọ thủy tinh có nắp đậy kín; rồi để trong tủ lạnh 2 – 3 tuần.
Cách chọn dừa làm nước cốt: Dừa các bạn nên chọn dừa khô và hơi già. Khi cầm quả dừa lên, mình lắc bên trong nghe được tiếng nước và thấy nặng tay.
Nếu nấu chè, bạn nên cho phần nước cốt dừa này vào nồi, đun nóng lên; thêm một chút xíu muối và 1 muỗng canh bột năng để tạo độ sánh cho nước cốt.